Sân chơi của lãng du

Tuesday, July 12, 2005

Labels:

Biệt ly lúc nào cũng là thời điểm của nỗi buồn. Đã đành trong đời sống thể nào ít nhất cùng một lần biệt ly mang điểm hồng khi thay vì "người đi một nửa hồn tôi chết, một nửa hồn kia bỗng dại khờ" thì được nhắc khẽ bằng "người đi một nửa hồn tôi khỏe, một nửa hồn kia bỗng nhẹ nhàng".
Biệt ly ngoài ngoại lệ đó là khoảnh trống xung quanh, vì người đi đã mang hết theo; hoặc kỷ niệm còn đây, cho người ở lại. Từ lâu tôi vẫn tự hỏi "người đi buồn hay người ở lại buồn" vì niềm vui mình có thể chia chứ nỗi buồn thì không xẻ, tương phản với "chung vui, chia buồn" của sinh hoạt thường nhật.

Sau đoạn đường quá dài lê thê câu hỏi "người đi buồn hay người ở lại buồn" (aka: ai buồn hơi ai) một hôm thay vì "thấy được đời tôi" tôi hiểu ra người ở lại chưa chắc là họ đã buồn nhưng chắc chắn là họ sẽ không bao giờ vui. Và người đi, chưa chắc là họ đã vui nhưng chắc chắn là họ sẽ không bao giờ buồn. Nghĩa là cả đôi bên đều tê cóng đi, chết lặng đi, vụng về đi, lóng ngóng đi, tê liệt đi. Tiếng Việt thì dài chữ nhưng tiếng anh chỉ giản dị là: "numb".
Có một số người may mắn vượt qua "numb". Lúc đó, họ sẽ đến trạng thái khi vui sẽ thấy nỗi buồn, khi buồn sẽ thấy niềm vui. tất cả chỉ vì hai chữ "'biệt ly". Chính vậy, trong ngôn ngữ riêng tôi, không bao giờ tôi dùng chữ "bye" hay "good bye" mà chỉ dùng "see you later".

0 comments: